Lịch sử thuộc địa Phó_vương_quốc_Tân_Granada

Gần hai thế kỷ sau khi thiết lập Tân vương quốc Grenada vào thế kỷ 16, với sự quản lý lỏng lẻo phụ thuộc vào Phó vương quốc PeruLima, và một ban quản trị tại Santa Fé de Bogotá (nay là thủ đô của Cộng hòa Colombia), việc truyền đạt thông tin chậm chạp giữa hai nơi đã cho thấy việc cần thiết phải thành lập một Phó vương quốc Tân Granada độc lập vào năm 1717 (được tái lập năm 1739 sau một khoảng thời gian ngắn bị gián đoạn). Các tỉnh khác tương ứng với Ecuador ngày nay, các phần phía đông và nam Venezuela ngày nay và Panama trở thành một thực thể chính trị nằm dưới quyền pháp lý của Bogotá, làm cho thành phố này trở thành một trong các trung tâm hành chính chủ yếu của các thuộc địa Tây Ban Nha ở Tân Thế giới, cùng với LimaThành phố Mexico. Mặc dù thỉnh thoảng có những cố gắng để tập trung quyền lực, nhưng sự kiểm soát từ Tây Ban Nha chưa bao giờ có hiệu quả cao.

Địa hình hiểm trở và biến đổi của miền bắc Nam Mỹ với các dày núi cao đã khiến cho việc đi lại và truyền đạt thông tin với Phó vương quốc trở nên khó khăn. Vì lý do đó, một Tổng úy tự trị đã được thành lập ở Caracas năm 1777 cùng một Audiecia ở Quito từ trước đó, trên danh nghĩ là chủ thể của phó vương quốc nhưng thực tế là độc lập. Một số nhà phân tích cũng coi phạm vi ảnh hưởng của chính thể địa phương đã góp phần tạo ra các thực thể chính trị và quốc gia riêng biệt khi phó vương quốc giành được độc lập vào thế kỷ 19 bất chấp các nỗ lực của Simón Bolívar. Tân Granada ước tính có khoảng 4.345.000 cư dân vào năm 1819[2]. Các thành phố chính là:1. Santa Fe de Bogota2. Caracas3. Cartagena de Indias4. Quito5. Panama6. Cuenba7. Popayan8. Tunja9. Santa Marta10.Guyaquil